Mô tả
Ý nghĩa hình ảnh á chép và hoa sen: Cá chép: “Cá chép” tiếng hán đọc là “Lý ngư”, phiên âm là “Yu yi”, đọc gần giống với từ “Dư dả”. Do đó, hình ảnh cá chép có ý nghĩa là “Dư dả”. “Hoa sen” tiếng hán đọc là “Liên”, đồng nghĩa với từ liên tục. Do đó, Cá chép và hoa sen có nghĩa là “Dư dả liên tục. Bên cạnh đó, cá chép được gọi là vua của loài cá vì chỉ duy nhất loài cá chép hóa được thành rồng. Cá chép cũng là linh vật được lựa chọn để rước ông Táo về trời và thường được đục dưới chân Phật Di Lặc, Bồ Tát.
Về hình ảnh ngư ông: Điển tích “Câu cá chờ thời” của Khương Thái Công – Khương Tử Nha là một câu chuyện về đức tính kiên nhẫn của người làm việc lớn. Dù đã ngoài 80 tuổi không tham làm quan vì thấy thời thế thay đổi, nhưng cách sống kiên nhẫn để đợi thời cơ làm nên sự nghiệp lớn của ông khiến cho hậu thế ai cũng phải kính trọng, nể phục. Có thể nói đó là một giai thoại hết sức hào hùng, to lớn.
Ông là người có tài dụng binh và trị quốc hiếm có vào bậc kỳ tài, được người đời tôn xưng Khương Thái Công đáng tôn kính và trang trọng. Nhà Thương có hoàng đế là Trụ Vương. Trụ Vương hoang dâm vô độ, hà hiếp bá tánh, vô pháp, vô thiên. Khương Tử Nha đoán được thời vận nhà Thương sắp tàn nên ngày ngày ra câu cá ở bờ sông Vị chờ thời cơ để lập nghiệp lớn. Hơn bao năm ngồi câu cá chờ thời, dân chúng trong vùng cho là ông là kẻ quái nhân khác người, có người lại nói ông là kỳ nhân dị sỹ có chí lớn hơn người. Cơ Xương nghe được tin đồn và sự giới thiệu của tôi thần nên có lòng ngưỡng mộ đã xa giá đến sông Vị được diện kiến thánh nhân. Sau đó, Khương Tử Nha về cùng với Cơ Xương khởi nghĩa lật đổ nhà Thương. Về sau với tài an bang trị quốc bình thiên hạ, Khương Tử Nha đã lập nhiều công lao hiển hách trong công cuộc phạt Trụ, lập ra triều đại nhà Chu, và ông được phong hầu ở đất Tề, tức là Tề Thái Công sau này.